• 0901 6666 24
  • Tiếng Việt
  • English
  • Tác hại của rác nhựa lên sức khỏe và kế hoạch loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa trên toàn thế giới | Hoàng khang Organic

    Trái đất ngập trong rác thải nhựa

    Trong thời đại phát triển ngày nay, nhựa dẻo là một vật liệu vô cùng phổ biến. Từ hộp đựng thực phẩm, đồ uống, tới bao bì, thiết bị điện tử…

    Chưa kể các vât liệu polyme cũng là nhựa như các chất dẻo, chất bôi trơn, sơn, chất kết dính…

    Nói tóm lại, nhựa luôn xuất hiện gần như bất kỳ đồ vật nào trong cuộc sống của chúng ta.

    Tác hại của nhựa tới sức khỏe con người

    Nhựa được tạo thành từ nhiều loại hóa chất khác nhau để cải thiện hay tạo nên tính chất khác nhau của nó, ví dụ như chống ẩm, giữ nhiệt, chống cháy, chống ăn mòn, dẻo, kết dính…

    Nhiều trong số các loại chất này không được liên kết với nhựa. Điều đó tạo nên khả năng chúng có thể tách rời, phát tán vào môi trường xung quanh như không khí, nước, thức ăn, đồ uống, thuốc men… và ngấm vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hít thở, tiếp xúc trên da.

    Một điểm nghiêm trọng nữa, là chúng ta thường hít thở các vật liệu nhựa bị đốt cháy, mùi nồng nặc các hộp nhựa khi mở ra, hay đơn giản là mùi bốc ra từ ly cà phê nóng được đựng bằng ly xốp, nhựa.

    Các loại thực phẩm nóng hay đựng trong thời gian dài trong hộp nhựa tái chế luôn bị nhấm các hóa chất độc hại và dễ dàng đi vào cơ thể của con người.

    Xuất hiện phổ biến khắp mọi nơi, và có nhiều dạng khác nhau, nhưng tất cả chúng đồ nhự đều có chung một tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.

    Tác hại của nhựa xuất phát từ hai nguồn chính:

    • Các chất phụ gia có trong vật liệu nhựa mà chúng ta tiếp xúc trực tiếp hàng ngày.
    • Tác động của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới con người.

    Các phụ gia có trong đồ nhựa có các tác hại khác nhau đối với con người. Vô số phụ gia được sử dụng tùy thuộc vào loại nhựa và công dụng, mục đích của các sản phẩm sử dụng nhựa.

    Trong thực tế, có nhiều chất và loại chất hóa dẻo có trong sản phẩm nhựa nhất. Ví dụ như đồ chơi trẻ em, ống nước, ghế da giả…

    Điều này làm phức tạp hơn vấn đề tiếp xúc với các hóa chật độc hại, và người tiêu dùng không thể biết được sản phẩm nhựa hàng ngày sử dụng được làm thừ chất gì.

    Có 3 nhóm chất phụ gia nhựa phổ biến gây nên bệnh tật ở con người đó là:

    • BPA hoặc Bisphenol A, thường được sử dụng trong các hộp đựng thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như chai nước. Tất cả các nước châu Âu (EU) đã thực hiện cấm sử dụng nhóm hóa chất BPA trong bình sữa trẻ em.
    • Chất hóa dẻo, Phthalates, chủ yếu được sử dụng trong PVC để làm cho vật liệu có tính linh hoạt, được sử dụng phổ biến trong đồ chơi trẻ em, sàn nhà, quần áo và vô số các vật dụng hàng ngày khác.
    • Chất chống cháy được sử dụng trong các thiết bị điện và điện tử, bọc và các vật dụng khác để cung cấp các lợi ích an toàn cháy nổ. Một số chất này đã bị Liên Hợp Quốc cấm do những tác động bất lợi mà chúng gây ra cho môi trường và sức khỏe con người.

    Bisphenol A: Chất gây loạn cực mạnh nội tiết tố

    BPA, Bisphenol A là nhóm hóa chất được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới.

    BPA được phát hiện để dễ dàng bởi nó dễ bị phát tán ngấm vào môi trường xung quanh, ví dụ như nước trong các chai lọ đựng.

    Trích dẫn từ một nghiên cứu của Cộng đồng khoa học Hoa Kỳ cho thấy 95% trong số hơn 2500 người từ sáu tuổi trở lên ở Hoa Kỳ có Bisphenol A, hoặc BPA, một thành phần hóa học phổ biến trong nhựa, có trong nước tiểu của họ.

    Dù rằng BPA bị lọc ra sau khi ngấm vào cơ thể con người. Nhưng như vậy cũng đủ để chúng ta bị ngộ độc, phơi nhiễm, gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.

    Vấn đề nghiêm trọng ở đây là trong thời gian nằm trong cơ thể, BPA gây nên rối loạn và phá vỡ hệ thống nội tiết tố.

    Nói rõ hơn, hệ thống nội tiết tố là bao gồm một số chức năng quan trọng trong cơ thể con người:

    • Sự trao đổi chất
    • Nhịp tim
    • Nhiệt độ cơ thể
    • Tâm trạng
    • Giấc ngủ
    • Vấn đề tình dục
    • Khả năng sinh sản, thai nhi
    • Phát triển tế bào

    Nói chung, hệ thống nội tiết hoạt động bằng cách loại bỏ các chất độc tố, không cần thiết khỏi máu. Việc bị rối loạn, gây nên hậu quả nghiêm trọng tới mọi tế bào, bộ phận trong cơ thể.

    Cụ thể bệnh phổ biến nhất liên quan tới rối loạn nội tiết tố đó là bệnh tiểu đường. Khi tuyến tụy bị rối loạn, không sản xuất đủ hormone insulin cho cơ thể, khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao.

    Các bệnh phổ biến liên quan tới rối loạn nội tiết tố:

    • Loãng xương
    • Ung thư tuyến giáp
    • Huyết áp thấp/ huyết áp cao
    • Suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing
    • Testosterone thấp (khả năng vô sinh)
    • Béo phì

    Chưa kể, các bệnh liên quan tới rối loạn nội tiến tố này thường kéo theo nhiều bệnh, rối loạn khác cho cơ thể.

    Ví dụ người bị suy giảm tuyến giáp có nguy cơ suy giảm nhận thức, thậm chí mất trí nhớ.

    Các bệnh tự miễn, nhiễm trùng, Parkingson, đột quỵ, Alzheimer…

    Các nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng cực lớn tới giai đoạn tiền sản và sau sinh. Ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến vú đối với phụ nữ; ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt đối với đàn ông; Gây dị tật, thậm chí biến đổi gen trong quá trình phát triển của thai nhi; trẻ em có khả năng mắc các chứng bệnh kể trên khi lớn lên; Các bệnh về sinh sảnh, ung thư, béo phí liên quan tới nội tiết tố, hành vi, nhận thức… khi tới thuổi dậy thì.

    Biết là gây nên hậu quả rất lớn cho sức khỏe con người, nhưng rất buồn là các hóa chất gây rối loạn nội tiết tố có mặt khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta.

    Chất hóa dẻo: Kẻ thù của hen suyễn

    Không chỉ BPA, mà chất hóa dẻo cũng được tìm thấy trong cơ thể con người.

    Chất hóa dẻo là tác nhân liên quan đến:

    • Dị tật thai nhi
    • Rối loạn phát triển
    • Các bệnh về phổi bao gồm hen suyễn và dị ứng
    • Ngộ độc trự tiếp

    Dù bị Liên minh châu Âu cấm đối với các đồi chơi trẻ em vào năm 2015, phthalate vẫn được sản xuất trong tất cả đồ dùng hàng ngày khác. Và một kết quả nghiên cứu có tới 98% số người bị phơi nhiễm, kể cả thai nhi.

    Mặc dù việc sản xuất hai loại hóa chất độc hại này đã bị hạn chế ở một mức độ nào đó, ngày càng có nhiều vật liệu thay thế khác cũng là chất gây rối loạn nội tiết.

    tac-hai-cua-rac-thai-nhua

    Ô nhiệm nhựa ảnh hưởng tới sức khỏe con người ra sao?

    Một thực tế hiện nay, rác thải nhựa đang ngập tràn khắp các đại dương. Trong khi đó các đại dương chiếm phần lớn trong việc hấp thụ khí nhà kính, nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn.

    Theo dự đoán, đến năm 2050 khối lượng rác thải nhựa lớn hơn khối lượng cá trên các đại dương.

    Khi nhựa bị hư hỏng, chúng giải phóng các hóa chất độc hại như BPA, phthalates và một loạt các thành phần độc hại khác bao gồm chì, thủy ngân, cadmium và Dioxin ra biển.

    Gần gũi hơn, biển, đại dương cung cấp lượng thực phẩm rất lớn cho con người.

    Đủ túi nhựa đã được tìm thấy trong xác cá, sinh vật biển. Và hậu quả, các chất độc hại trong nhựa được tích lũy trong cá, tôm.

    Và dĩ nhiên, việc con người tiêu thụ các thực phẩm hải sản, làm tăng nguy cơ mặc các loại bệnh như kể trên.

    Vì vậy, trong khi bạn đang thưởng thức một bữa tiệc hải sản trong nhà hàng uy tín, và cảm thấy an tâm về chất lượng của thực phẩm. Nhưng không ngờ sức khỏe đang dần bị ảnh hưởng bởi rác thải nhựa.

    Các nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa

    Một nửa số nhựa được sản xuất ngày nay được sử dụng để làm bao bì đóng gói, túi nhựa và các hộp đựng sử dụng một lần, dĩ nhiên tất cả các mặt hàng bị loại bỏ ngay lập tức.

    Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm ô nhiễm nhựa?

    Thời gian gần đây, nhiều người, tổ chức, chính phủ đang thực hiện kế hoạch giảm rác thải nhựa, hay thậm chí là nói không với rác thải nhựa.

    Đơn cử một số nước như Mỹ, Anh đã cấm thêm thành phần nhựa vào các loại hóa mỹ phẩm, như kem đánh răng, nước súc miệng…

    Nhiều thành phố trên thế giới đang dần hướng tới việc cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các siêu thị, cửa hàng khuyến khích không dùng túi nilon, sử dụng túi tái sử dụng nhiều lần. Các quán cà phê, thức ăn nhanh cũng chuyển từ việc dùng ly, ống hút nhựa sang sử dụng các vật liệu khác…

    Tóm lại, hạn chế sử dụng nhựa là bước đầu tiên để giảm ô nhiễm rác thải nhựa.

    Chúng ta có thể làm gì với chất thải nhựa?

    Cấm sử dụng túi nhựa sẽ còn là một chặng đường dài, nhưng chúng ta phải làm gì với nhựa hiện tại?

    Đầu tiên, chúng ta phải thu gom rác!

    Làm sạch các khu vực, môi trường bị ô nhiễm. Từ dường phố, kênh rạch, khu vực xung quanh tới các đại dương. Dừng thải rác nhựa ra môi trường tự nhiên.

    Phân loại rác tại nguồn để tái chế.

    Những kế hoạch để loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa:

    Tái chế nhựa cũng chỉ dừng lại được một phần. Việc chôn lấp được chứng minh là giải pháp không khả thi.

    Một loạt các nghiên cứu để tìm ra các vi khuẩn có thể ăn, hoặc làm tan nhựa. Hay các vật liệu xây dựng được làm từ rác thải nhựa đã được thí điểm một số nơi.

    Cùng với đó là sự cố gắng, đồng lòng của toàn bộ người dân, các tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ trên toàn thế giới, sẽ dần loại bỏ rác thải nhựa ra khỏi môi trường tự nhiên, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

    Nguồn Greentumble

    Thêm bình luận

    Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Những trường bắt buộc được đánh dấu *