• 0901 6666 24
  • Tiếng Việt
  • English
  • Bí kíp giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy | Hoàng khang Organic

    Công việc văn phòng tưởng chừng như nhẹ nhàng, tuy nhiên bạn lại có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy khi ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Liệu có cách nào ngăn ngừa đau mỏi vai gáy để tránh những tổn thương lâu dài cho cơ xương khớp?

    Đau mỏi vai gáy là một căn bệnh thường hay gặp phải ở những người làm văn phòng. Khi mắc bệnh, chúng ta sẽ cảm thấy đau ở vùng cổ, có khi lan xuống cả vai và hai cánh tay. Tình trạng này thường gây đau nhức, khó chịu và làm giảm hiệu quả công việc trong ngày.

    1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy đến từ đâu?

    – Hoạt động sai tư thế: Một số thói quen như dựa đầu vào ghế, kê gối nằm ngủ quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng một bên lâu… đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Do những thói quen này có thể làm giảm quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ, từ đó gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, kéo theo nguy cơ đau ở vùng cổ, gáy…

    – Làm việc quá sức: Việc ngồi tại chỗ suốt cả ngày của dân văn phòng chẳng những khiến các cơ bị kéo căng mà còn gây mất cân bằng vi chất trong cơ. Bên cạnh đó, những công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải mang vác nặng thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy.

    – Rối loạn chức năng dây thần kinh: Nếu các dây thần kinh vùng vai gáy của bạn bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức thì nó cũng có thể gây ra hiện tượng đau nhức vùng vai gáy.

    – Có tiền sử mắc bệnh về xương khớp: Với những người đã được chẩn đoán mắc các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ… thì nguy cơ cao cũng có thể gặp phải tình trạng đau vai gáy.

    Ngoài những nguyên nhân trên thì một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu trước quạt, điều hòa, hay đi dầm mưa, không đội mũ khi đi ngoài trời nắng… đều có thể là những tác nhân gây rối loạn mạch và dẫn đến tình trạng đau vai gáy.

    1. Triệu chứng thường gặp của bệnh đau mỏi vai gáy

    – Xuất hiện những cơn đau nhẹ: Khi mới mắc bệnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhói nhẹ ở cơ cổ gáy, vùng vai và phần lưng phía gần cổ.

    – Khó cử động cổ: Người bệnh sẽ không thể quay cổ ra đằng sau như bình thường được mà chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện mỗi khi cử động cổ và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

    Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải tình trạng đau co cứng cơ và tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng liệt cơ, teo cơ… nếu không được điều trị sớm.

    1. Biện pháp phòng tránh

    Dù nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy là gì thì bạn cũng cần tìm cách ngăn ngừa và giảm đau để cải thiện tình hình. Cơn đau nếu không được chữa sẽ gây ảnh hưởng tới công việc và thậm chí là sinh hoạt hằng ngày của bạn. Chỉ cần một chút thay đổi sau đây, bạn có thể giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa đau mỏi vai gáy khá hiệu quả.

    • Thay đổi tư thế làm việc: Với những người làm văn phòng thì không nên ngồi một tư thế suốt cả ngày mà hãy thay đổi tư thế thường xuyên. Điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng căng, mỏi cơ khi ngồi lâu. Do đó, cứ sau khoảng 30 phút thì nên đứng dậy vận động nhẹ, nhất là ở vùng cột cống cổ, vai và tay.

    • Tránh mắc phải một số tư thế xấu: Xoay đầu thường xuyên về bên đau, đọc sách/xem điện thoại ở tư thế cổ gập lâu… đều là một trong những thói quen nên sửa bỏ để tránh làm tổn hại nghiêm trọng vùng cổ.
    • Nằm gối ngủ vừa tầm: Khi bạn ngủ, hãy đặt gối đầu cao khoảng 10cm là vừa đủ. Phần trên của vai cũng nên đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn.

    • Bỏ thói quen bẻ khớp cổ: Đừng nghĩ rằng thói quen bẻ khớp cổ sẽ giúp bạn đỡ nhức mỏi. Trái lại, chúng sẽ gây hại và khiến cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.
    • Tập thể thao thường xuyên: Các bài tập ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ… đều có thể giúp bạn khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, bạn không nên tập quá sức với các bài tập này và hãy nghỉ giải lao giữa mỗi bài tập khoảng 3 phút. Khi cảm thấy có hiện tượng đau mỏi thì nên đợi cho hết đau hoàn toàn rồi mới tập tiếp.

    Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình mình!

    Nguồn: Sưu tầm

    Thêm bình luận

    Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật. Những trường bắt buộc được đánh dấu *